STEAM và cách ứng dụng vào giáo dục Mầm Non

STEAM là một phương pháp giáo dục còn rất mới mẻ tại Việt Nam, bài viết hôm nay mầm non BlueBee sẽ thông tin những thông tin cơ bản về nó cho mọi người.

  1. STEAM là gì?
  2. Giáo dục STEAM là gì?
  3. Lợi ích của STEAM cho trẻ.

1. STEAM là gì?

STEAM đơn giản là cụm từ viết tắt của: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Arts) và Toán học (Mathematics).

Thoạt nhìn có vẻ như nó là sự tổng hợp của 5 lĩnh vực, tuy nhiên trên thực tế nó là một triết lý của giáo dục, gắn liền các môn học với cuộc sống thực tế.

2. Giáo dục STEAM là gì?

Yếu tố chìa khóa của STEAM là sự kết hợp và tính thực tế. Thay vì giảng dạy các môn học độc lập, các bài học tuần tự, khô khan và hỏi đáp dựa trên sự ghi nhớ vô thức của học sinh (hay còn gọi là học vẹt) thì STEAM được xây dựng để giúp các em học sinh thực hành và giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống hàng ngày.

Sự kết hợp giữa STEM và nghệ thuật (Arts) được ra đời như 1 cuộc cách mạng, thay đổi và cải thiện rất nhiều giữa việc học, chơi, trải nghiệm thực tế, sáng tạo, đồng thời cũng khơi dậy niềm đam mê nghệ thuật của trẻ.

Các kiến thức của STEAM được giảng dạy và được sử dụng trong công việc thực tế và trong thế giới thực. Bạn sẽ thấy rất hiếm có một công việc chỉ đòi hỏi một kỹ năng toán học, vật lý học thuần túy.

Chúng tôi lấy ví dụ là  Hình ảnh một kiến ​​trúc sư, họ áp dụng và kết hợp các kiến thức khoa học, toán học, kỹ thuật và công nghệ để thực hiện công việc của họ. Trong thực tế các kiến thức không tách rời ra riêng lẻ mà chúng phải được kết hợp với nhau theo cách thực tế và liền mạch. Chính vì vậy các kỹ sư có thể thiết kế các tòa nhà phức tạp, các máy móc hiện đại…

3. Lợi ích của STEAM cho trẻ.

  • Tư duy độc lập: Giáo dục STEAM không phải là cách nắm tay chỉ việc, trẻ luôn có thời gian để suy nghĩ, đánh giá và xác định cách để đạt được mục tiêu tốt nhất và hoàn thành công việc. Kết quả nhận được không phải đo lường đơn giản bằng việc thành công hay thất bại. Thay vào đó, tư duy sáng tạo, sự tự lập mà trẻ học được trong khi tham gia trò chơi, công việc mới là kết quả chính mà phương pháp hướng tới.
  • Cách tiếp cận liên ngành toàn diện: Xin lưu ý “liên ngành” khác với “đa ngành”. Mặc dù cũng là có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhưng “liên ngành” thể hiện sự kết nối và bổ trợ lẫn nhau trong các ngành. Nghĩa là, trong phương pháp giáo dục STEAM, trẻ luôn được cọ xát, học hỏi sử dụng kiến thức và kĩ năng từ nhiều ngành khác nhau (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán, nghệ thuật, …) nhưng các ngành này sẽ đi xuyên suốt và liên quan tới nhau trong suốt quá trình trẻ khám phá. Chính vì sự xuyên suốt đó, trẻ dễ dàng nhận biết, khám phá, kích thích sự tò mò, sáng tạo của trẻ khi tham gia.
  • Tò mò tự nhiên: với STEAM, không có 1 giới hạn nào về sự sáng tạo. Tại BlueBee, chúng tôi luôn mong muốn kích thích sự tò mò và sáng tạo của trẻ, bằng cách không đặt ra bất kì 1 giới hạn nào cho trẻ, luôn cố gắng đặt ra câu hỏi, hoặc những vấn đề để gợi cho trẻ kỹ năng khám phá, đam mê.

Một lần nữa, BlueBee muốn nhấn mạnh, giáo dục STEAM phải là cách tiếp cận liền mạch với nhau, các môn học và hoạt động tại BlueBee sẽ được lồng ghép, và có tính liên kết với nhau nhằm áp dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tế, giúp trẻ vận động trí tuệ, tư duy và tính khám phá để giải quyết vấn đề thực tế hiệu quả.

Sưu tầm:

https://www.makeblock.com/official-blog/254620.html

Leave Your Reply